Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian truyền thống thể hiện lẽ sống của người Việt, mỗi bản in thể hiện một truyền thuyết hoặc một câu chuyện ngụ ngôn mang tính triết lý sâu xa, và là một bức thông điệp đầy màu sắc về đạo đức, luân lý và tín ngưỡng của dân tộc. tranh Đông Hồ được coi là những tác phẩm nghệ thuật tuyền thống rất phù hợp với trang trí nội thất canh tân ở nhiều khía cạnh không gian khác nhau, đồng thời là món quà văn hóa chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Hình ảnh trong tranh chú bé ôm Rùa, ôm Cóc là những hình tượng rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam. Có thể nói rằng: khó có thể chứng minh được những hình ảnh này đã xuất hiện đâu đó từ một nền văn hoá khác; hoặc có thể chứng minh được rằng: những hình tượng này xuất hiện từ thời Việt Nam hưng quốc. Hay nói một cách khác: nội dung và những hình tượng này đã có từ một thời rất xa xưa: Thời Hùng Vương, cội nguồn của văn hoá Việt Nam. Bên cạnh những nét nghĩa gần gũi, dân dã đã phân tích bên trên, trong nội dung sâu xa của bộ tranh này, chúng ta còn nhận thấy một tư duy tiếp nối và là hệ quả của một thuyết vũ trụ quan cổ. Đó là thuyết Âm dương Ngũ hành. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm
Tranh Đông Hồ Lễ Trí
Tranh Đông Hồ Lễ trí là hình ảnh em bé ôm con rùa.Được thể hiện ở chữ “Lễ trí” – cầu mong em bé có được cái “lễ” để ứng xử phải phép với mọi người và cái “trí” giỏi giang sau này. Tranh này còn được gọi bằng một cái tên dân dã khác là “Gái sắc bế rùa xanh” với ý cầu cho bé gái lớn lên được xinh đẹp, nhu mì, hiền dịu, chăm chỉ, đảm đang như con rùa).
Tranh Đông Hồ Nhân Nghĩa
Tranh Đông Hồ Nhân Nghĩa Là hình ảnh cậu bé ôm cóc.Tranh Nhân nghĩa vẽ hình em bé ôm cóc. Trong văn chương truyền miệng Việt Nam, chắc cũng chưa ai quên hình ảnh con cóc trong truyện “Cóc kiện trời”, hoặc câu ca dao:
Con cóc là cậu ông trời Ai mà đámh cóc thì trời đánh cho
Ông Trời – chúa tể của vũ trụ – linh thiêng là thế, uy vũ là thế, mỗi khi con người gặp chuyện gì không vừa ý lại kêu trời. Vậy mà cóc còn là cậu của ông trời mới oai chứ! Đúng là “oai như Cóc”. Tranh có chú thích chữ “nhân nghĩa” ấy chính là lời cầu chúc cho các cháu bé được tặng tranh có được cái Nhân, cái Nghĩa như con cóc tía trong truyện cổ: mình mẩy tuy có thể xấu xí, bé nhỏ song dám lên kiện cả ông trời để đòi mưa cho dân làng. Chính vì vậy tranh vẽ hình em bé ôm con cóc một cách trìu mến. Không có sự giải thích nội dung tranh sẽ trở nên khó hiểu vì ai mà bồng bế một con cóc bao giờ.
Tranh Nhân nghĩa vì vậy còn được gọi là tranh “Trai tài ôm cóc tía”, đối xứng với tranh “Gái sắc bế rùa xanh”.
Tranh treo tết thì bao giờ cũng mang một nội dung là cầu chúc cho những gì tốt đẹp. Những bức tranh chính là những câu chúc cho gia chủ một năm phát tài phát lộc.